Xét nghiệm syphilis là gì? Khi nào nên thực hiện?

Syphilis là phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai. Đây là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và có thể qua đường máu, từ mẹ sang con. Để hiểu rõ hơn về syphilis là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện phương pháp xét nghiệm này, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.

I. Syphilis là gì?

Syphilis là bệnh giang mai

Syphilis là tên gọi khác của bệnh giang mai – căn bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục, được gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema Pallidum.

Ở giai đoạn đầu, giang mai chỉ gây ra những vết loét nhỏ, không đau đớn. Những vết loét này xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng…

Nếu để lâu, xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào nội tạng, gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, não và đe dọa tính mạng. Bệnh có thời gian ủ bệnh nhất định, vì thế thực hiện xét nghiệm là điều rất cần thiết để quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Phương pháp giúp chẩn đoán bệnh giang mai là xét nghiệm syphilis. Vậy xét nghiệm syphilis là gì? Đây là phương pháp giúp phát hiện bệnh giang mai sớm, nhờ đó mà có được phương pháp điều trị phù hợp. Thời gian ủ bệnh của bệnh giang mai từ 3 đến 90 ngày, sau đó mới xuất hiện dấu hiệu cụ thể.

Vì thế, thông thường từ 14 đến 42 ngày là người bệnh sẽ có những triệu chứng của giang mai và đây cũng chính là thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp xúc với nguồn lây nhiễm giang mai thì nên thực hiện càng sớm càng tốt, kể cả khi cơ thể chưa có dấu hiệu.

II. Những phương pháp xét nghiệm syphilis hiện nay

Khi người bệnh có nhu cầu thực hiện xét nghiệm bệnh giang mai, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp xét nghiệm phù hợp với tình trạng sức khỏe, bệnh lý. Dưới đây là các xét nghiệm syphilis phổ biến:

1. Xét nghiệm RPR

Phương pháp xét nghiệm này nhằm sàng lọc kháng thể giang mai có trong máu của người bệnh. Xét nghiệm RPR giúp phân biệt xoắn khuẩn giang mai với các loại vi khuẩn gây bệnh khác.

Đồng thời, phương pháp này cũng có vai trò trong việc theo dõi tiến trình điều trị bệnh, đánh giá hiệu quả của lộ trình điều trị bệnh. Nếu số kháng thể giang mai trong máu có xu hướng giảm thì người bệnh đáp ứng tốt việc điều trị, ngược lại nếu kháng thể tăng hoặc không đổi thì cần thay thế phương pháp điều trị khác.

Nếu kết quả xét nghiệm RPR âm tính chứng tỏ không mắc bệnh. Còn nếu dương tính thì khả năng đã mắc bệnh giang mai.

2. Xét nghiệm TPHA

Xét nghiệm syphilis nhằm chẩn đoán bệnh giang mai

Xét nghiệm này được dùng để tìm hiểu sự hiện diện của kháng thể giang mai có trong huyết tương của người bệnh.

Phương pháp TPHA dựa vào nguyên lý phản ứng ngưng kết. Tức là khi có sự xâm nhập của tác nhân lạ, vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể thì hàng rào miễn dịch trong máu sẽ được kích hoạt để tiêu diệt những tác nhân đó, đồng thời tạo ra phản ứng sinh kháng thể. Kháng thể được tạo ra sẽ ngưng kết, trung hòa kháng nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn, tác nhân lạ.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì có nghĩa là không tìm thấy xoắn khuẩn giang mai trong huyết tương, ngược lại nếu dương tính thì khả năng đã mắc bệnh.

3. Xét nghiệm VDRL

Xét nghiệm VDRL cũng được dùng để kiểm tra các kháng thể vi khuẩn giang mai. Phương pháp xét nghiệm này thường thực hiện trên mau, dịch tủy sống.

Kết quả xét nghiệm VDRL âm tính cho thấy người xét nghiệm không mắc bệnh. Ngược lại, nếu dương tính có thể người đó mắc bệnh.

III. Tầm quan trọng của xét nghiệm syphilis

Giang mai là bệnh lý lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn và có thể lây truyền từ mang sang con. Vì thế, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì giang mai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, trí tuệ sa sút, mất thính lực…

Vậy vai trò của xét nghiệm syphilis là gì? Đó là giúp phát hiện bệnh giang mai ngay từ giai đoạn đầu, nhờ đó mà bệnh được điều trị kịp thời và không gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Có thể phát hiện xoắn khuẩn giang mai trong vòng 1-2 tuần khi xuất hiện những vết loét trên bộ phận sinh dục. Tùy theo cơ địa mà tiến triển bệnh sẽ có sự khác nhau, người mắc bệnh thông thường sẽ được chỉ định xét nghiệm lại sau 12 tuần khi đã phơi nhiễm.

Việc chẩn đoán bệnh giang mai có thể dễ dàng hơn nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Thông thường, sau khoảng 3 tháng tiếp xúc với vi khuẩn giang mai sẽ cho kết quả chính xác.

IV. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm syphilis

Khi tiếp xúc với nguồn bênh giang mai,bạn nên nhanh chóng thực hiện xét nghiệm syphilis

Khi nghi ngờ bản thân có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm bệnh giang mai hoặc xuất hiện những triệu chứng sau, bạn nên thực hiện xét nghiệm syphilis càng sớm càng tốt.

Sau khi nhiễm bệnh khoảng 1-3 tháng, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những vết viêm loét có hình tròn, cứng như sụn, không gây đau hay ngứa ở vị trí cơ quan sinh dục, hầu họng, hậu môn…

Sau khoảng 6-10 tuần thì những vết viêm loét đó sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị, thế như nó vẫn tiếp tục và lây nhiễm sang các bộ phận khác trong cơ thể. Lúc này, những vết viêm loét xuất hiện trở lại và kèm theo biểu hiện đau rát.

Cơ thể mọc hạch ở vùng kín, cùng với đó là triệu chứng mệt mỏi, sụt cân, ốm, sốt…

Đối với những trường hợp không có biểu hiện cụ thể, bác sĩ vẫn có thể chỉ định xét nghiệm syphilis ví dụ phụ nữ mang thai.

Khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thực hiện các phương pháp chẩn đoán phù hợp.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được xét nghiệm syphilis là gì? Tùy theo tình trạng và triệu chứng của giang mai ở mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp. Nhìn chung, việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao và hạn chế những hậu quả mà giang mai có thể gây ra.

Viết một bình luận